Hoạt động địa chấn Đới đứt gãy Sông Hồng

Dọc theo đứt gãy này trên địa phận Trung Quốc ghi nhận được một trận động đất có độ lớn Ms = 7-7,9 trong khoảng thời gian quan sát từ 780 đến 1976.[11] Trong khi, trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện các trận động đất có Ms nhỏ hơn 6, và được dự đoán nó có thể sinh động đất Ms = 6,1- 6,5.[1] Các trận động đất mạnh phát sinh từ đới này có thể hoặc là có chu kỳ lập lại trong khoảng thời gian rất dài và ngày nay bị khóa ở độ sâu 5–20 km hoặc cơ chế trượt chậm chiếm ưu thế và diễn ra nhiều lần trong Pliocen-Đệ Tứ.[12]

Các hoạt động địa chấn của đới đứt gãy Sông Hồng có phạm vi ảnh hưởng đến những vùng dân cư rộng lớn, đông đúc và nhiều khu vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các công trình thủy điện Thác Bà, Hoà Bình, hệ thống đê điều của đồng bằng Bắc Bộ, trũng Hà Nội và vịnh Bắc Bộ.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đới đứt gãy Sông Hồng http://www.intechopen.com/books/mechanism-of-sedim... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.geo.tu-freiberg.de/tektono/downloadfile... http://www.ipgp.fr/~lacassin/papers/articleRRF%20R... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.jog.2011.10.008 //dx.doi.org/10.5772%2F56593 http://www.earth.ox.ac.uk/~mikes/projects/red_rive... http://www.igsvn.ac.vn/files/editor/file/chu%20Tri... http://www.igsvn.ac.vn/files/editor/file/tapchi201... http://books.google.com.vn/books?id=BligM888ki0C&p...